Tổng quan về bệnh xương khớp và các phương pháp điều trị trong Đông Y

Bệnh cơ xương khớp là gì?

Hệ thống cơ xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Bệnh cơ xương khớp là tình trạng bị suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Điều này có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển, kết quả là có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tổn thương cơ xương khớp để lại di chứng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp.

Thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, dịch khớp suy giảm, gây viêm nhiễm. Lâu dần lớp sụn khớp sẽ bị mỏng và xù xì khiến khớp bị đau nhức mỗi khi vận động.

Bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp

Nguyên nhân và dấu hiệu

Thoái hóa khớp thường xảy ra bởi các nguyên nhân như tuổi tác, béo phì, tổn thương khớp, dị dạng bẩm sinh về khớp hoặc do yếu tố di truyền.

Biểu hiện, triệu chứng thoái hóa khớp thường gặp nhất là đau, cứng khớp, sưng khớp, khớp bị biến dạng, hạn chế vận động. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành mãn tính và dẫn tới nhiều biến chứng. Trong đó nguy hiểm nhất là mất khả năng vận động.

Phương pháp điều trị

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp dựa trên các nhóm thuốc phục cốt hoàn, giải độc hoàn, bổ thận hoàn. Sự kết hợp này mang lại dược tính mạnh mẽ với cơ chế đa chiều, tác động chuyên sâu và toàn diện, giải quyết hiệu quả 4 mục tiêu quan trọng trong điều thoái hóa cột sống, thoái khớp khớp với 4 mũi nhọn gồm:

– Đi sâu điều trị nguyên nhân gây thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, đại bổ nguyên khí, phục hồi tạng phủ, làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa xương khớp.

– Tập trung điều trị triệu chứng đau nhức, sưng cứng khớp, tê bì do thoái hóa với phép trị thanh nhiệt, giải độc, thông kinh hoạt lạc, tiêu viêm, giảm đau, cải thiện vận động, tránh biến chứng.

– Chú trọng bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ tái tạo và phục hồi sụn khớp, cột sống, kích thích sản sinh dịch nhầy sụn khớp, bảo vệ bao xơ, đĩa đệm, bảo tồn cấu trúc xương khớp, cột sống, phục hồi vận động.

– Đề cao bồi bổ cơ thể, bổ thận, kiện tỳ, bổ khí huyết, mạnh gân cốt, tăng cường thể trạng, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa, duy trì hiệu quả điều trị, dự phòng tái phát.

Bài thuốc được bác sĩ gia giảm các nhóm thuốc, vị thuốc phù hợp với mỗi người bệnh nên có phạm vi điều trị rộng, phù hợp với các bệnh lý thoái hóa cột sống lưng, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa khớp (gối, vai, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, háng…) nặng, nhẹ khác nhau.

Một số các vị chủ dược được phân chia theo công dụng gồm:

Nhóm vị thuốc bổ thận, kiện tỳ, mạnh gân cốt: Thiên niên kiện, vương cốt đằng, hầu vĩ tóc, na rừng, hy thiêm, gối hạc, ngưu tất, tục đoạn, đương quy, bạch truật, hoàng kỳ, đỗ trọng…

Nhóm vị thuốc giải độc, tiêu viêm, giảm đau: Kim ngân cành, bồ công anh, đơn đỏ, ké đầu ngựa, bạc sau, hồng hoa, tơ hồng xanh, nhân trần, rau má, xuyên khung…

Nhóm tầm gửi và bí dược bản địa hỗ trợ tái tạo và phục hồi xương khớp, cột sống: Tầm gửi cây nghiến, tầm gửi cây liến, tầm gửi kháo cài, thau pú lùa (kê huyết đằng rừng), thau pinh, rễ tào đông, mạy vang, co bát vạ, huyết giác… cùng nhiều vị thuốc bí dược của người Tày bản địa.

Viêm khớp

Nguyên nhân và dấu hiệu

Thông thường, viêm xương khớp là do sụn khớp bị thoái hóa. Khi sụn bị tổn thương hoặc thoái hóa, các đầu xương cọ xát vào nhau gây cảm giác sưng đau, làm xương khớp vận động kém linh hoạt.

Bệnh viêm khớp
Viêm khớp

Các triệu chứng viêm khớp thường thấy là đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp, thường bị ở các khớp tay và chân. Tần suất đau nhiều về đêm và gây khó ngủ, cứng khớp, ngoài ra bệnh nhân còn có dấu hiệu mệt mỏi, sốt, chán ăn…

Phương pháp điều trị

  • Bài thuốc phong tê thấp trị đau nhức xương khớp

– Thành phần bài thuốc: Đương quy 14g, xuyên khung 14g, xích thược 14g, đảng sâm 14g, thiên niên kiện 14g, đơn sâm 14g, bạch chỉ 14g, huyết rồng 14g, tô mộc 14g, đỗ trọng 14g, thổ phục 14g, hà thủ ô 14g, ngưu tất 16g, trần bì 12g, cam thảo 6g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trong ngày, uống liệu trình 10-15 ngày, nếu bệnh lâu ngày cần uống nhiều hơn. Bài này có thể ngâm rượu uống ngày 3 ly nhỏ.

– Tác dụng: Bổ khí huyết ích can thận, dưỡng gân cốt, trừ phong hàn thấp tý… trị các chứng phong tê thấp đau nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp, đau thắt lưng thần kinh tọa, đau khớp gối, đau vai gáy, đau viêm tràn dịch khớp, tê bại chân tay, đau nhức xương khớp do sang thương huyết ứ, bệnh viêm khớp mãn do gút, viêm đa khớp dạng thấp. Chứng khí huyết hư thận yếu tóc bạc sớm, phụ nữ có kinh nguyệt đau bụng không đều đều có thể áp dụng.

– Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, không có đau tê, ứ trệ không dùng.

– Gia giảm:

+ Nếu người gầy nóng huyết hư tăng vị bổ huyết như đương qui, xuyên khung, xích thược, hà thủ ô.

+ Nếu gặp lạnh đau tăng hàn nhiều tăng vị thiên niên kiện, bạch chỉ, trần bì và vị ôn ấm.

+ Nếu ăn kém tỳ hư tăng vị kiện tỳ sinh huyết như đảng sâm, trần bì.

+ Nếu khớp sưng nóng đau bội vị thanh nhiệt tiêu viêm như thổ phục linh, xích thược, tô mộc.

+ Nếu khớp có sưng nóng có ứ dịch bội vị đan sâm, gia thêm ý dĩ, xích tiểu đậu.

– Phương giải tác dụng các vị thuốc trong bài :

+ Đương qui, xuyên khung, xích thược: Công năng bổ huyết, thông hòa huyết, chống viêm, giảm đau do huyết hư huyết ứ…

+ Đảng sâm: Bổ trung ích khí, kiện tỳ sinh huyết hóa thấp…

+ Đan sâm: Hoạt huyết hóa ứ, lương huyết tiêu ung, tiêu viêm, giảm đau…

+ Thiên niên kiện: Tán hàn trừ thấp, mạnh gân cốt, ích can thận, thông ứ tiêu viêm…

+ Trần bì: Lý khí, hành trệ, hóa thấp, thồng hành khí huyết…

+ Tô mộc: Hành huyết, hoá ứ, kháng viêm, thông kinh lạc, giảm sưng, chỉ thống…

+ Huyết rồng: dưỡng huyết, hoạt huyết, chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, thư cân…

+ Thổ Phục linh: Giải độc, chữa các chứng về xương khớp, đau nhức, phong thấp…

+ Bạch chỉ: Tán phong, trừ thấp, tiêu sưng sang thương huyết ứ, thư cơ, viêm ung nhọt…

+ Hà thủ ô: Bổ huyết, ích can thận, mạnh gân xương, trị đau lưng nhức mỏi…

+ Đỗ trọng: Bổ can thận, mạnh gân cốt, kháng viêm, giảm đau…

+ Ngưu tất: Bổ can thận, hoạt huyết mạnh, mạnh gân cốt, trừ phong tê thấp…

Các vị thuốc phối kết hợp với nhau có công dụng vừa bổ chính khử tà, ôn huyết trừ hàn tà, thanh nhiệt tiêu viêm, giảm sưng đau, giúp tỳ sinh huyết. Khi huyết hậu thiên đầy đủ, thì can hòa huyết, tâm dẫn huyết, tăng cường các chất dinh dưỡng tới các cơ khớp… từ đó phong tê thấp đau nhức cơ khớp được tiêu trừ./.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Thường xảy ra khi cơ thể bị tác động mạnh hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, dẫn đến các chứng đau về thần kinh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân và dấu hiệu

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là do di truyền, tuổi tác, vận động sai tư thế, chấn thương, thừa cân…

Tùy vào vị trí bị thoát vị mà triệu chứng nhận biết bệnh sẽ khác nhau, trong đó điển hình nhất là tình trạng đau nhức, tê chân tay, hạn chế khi vận động…

Phương pháp điều trị

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm theo từng thể bệnh.

Lưu ý: Người bệnh chỉ nên tham khảo, không nên tự ý sử dụng mà phải đi khám để được, bác sĩ bắt mạch, chẩn bệnh và kê đơn phù hợp với thể bệnh, tình trạng của bản thân.

Bài thuốc 1: Hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y thể thấp nhiệt

Người bị thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt thường có triệu chứng đau quặn vùng thắt lưng, có cảm giác nóng ran, sưng phù, không thể nằm ngửa, cử động khó khăn, ra mồ hôi, tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng sẫm, mạch sắc,…

– Chuẩn bị dược liệu: ý dĩ 30g, xương truật 12g, rễ cỏ xước 9g, tần giao 9g, hoàng bá 9g.

– Cách làm: Rửa sạch, sắc trong thời gian khoảng 30 phút. Chia đều, uống sau bữa ăn ngày 3 lần.

Thuốc được gia giảm theo thể trạng mỗi người. Nếu người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, sốt về chiều có thể thêm: mộc qua 9g, thục địa 12g, câu kỳ 9g, tục đoạn 9g, mộc thông 3g, phục linh 12g.

Bài thuốc 2: Khắc phục chứng thoát vị đĩa đệm do thận dương hư

Trung khí hạ hãm khiến cơ thể có cảm giác âm ỉ khó chịu, thể hàn thấp, thận suy yếu,… Người bệnh áp dụng bài thuốc này nhằm bổ thận, tráng dương, tán hàn từ sâu bên trong cơ thể.

– Dược liệu: hoài sơn 3g, kỷ tử 10g, thỏ ty tử 9g, đỗ trọng 8g, cao ban long 12g, tục đoạn 9g, thục địa 12g, đương quy 8g

Bài thuốc 3: Thuốc Đông y cho người bị thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp.

Bài thuốc này tập trung chữa trị cơn đau vùng lưng, lạnh buốt sau thắt lưng, tay chân không có sức lực…

– Dược liệu: độc hoạt 9g, xuyên ô 9g, cát căn 9g, quế chi 9g, ma hoàng 9g, tế tân 3g, cam thảo 6g

– Cách làm: Sắc tất cả vị thuốc trên uống hàng ngày sau bữa ăn 30 phút.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y có tốt không? Dùng bài thuốc nào? - Ảnh 2.

Bài thuốc 4: Bài thuốc giúp xử lý chứng thoát vị đĩa đệm thể thận hư

Người bị thoát vị đĩa đệm thể thận hư thường có các triệu chứng như nóng trong, cơ thể mệt mỏi khó chịu, không có sức lực, sốt về chiều,… có thể làm giảm triệu chứng bệnh bằng bài thuốc sau:

– Dược liệu: thục địa 12g, cỏ xước 9g, cao quy bản 3g, tang ký sinh 9g, sơn thù 15g, cao ban long 6g, đỗ trọng 3g.

– Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên trong ấm, sử dụng đều đặn 3 thang/ngày.

Bên cạnh hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, bài thuốc này còn có tác dụng giảm tình trạng hồi hộp, ù tai, chóng mặt, miệng lưỡi khô…

Bài thuốc 5: Dùng cho nữa giới bị thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng, kinh nguyệt không đều.

Chứng thoát vị đĩa đệm không chỉ khiến vùng thắt lưng, cột sống bị đau nhức mà còn khiến kinh nguyệt không đều. Chị em phụ nữ có thể áp dụng bài thuốc sau:

– Dược liệu: ô tiêu xà 6g, phục linh 12g, thổ miết trùng 9g, cẩu tích 9g, tang ký sinh 12g, sài hồ 6g, chi dưới tê 3g, ngô công 8g.

– Cách thực hiện: Cho thuốc vào ấm sắc trong 45 phút. Phần nước thuốc trước khi sử dụng có thể hâm nóng lại để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Bệnh loãng xương
Loãng xương

Nguyên nhân và dấu hiệu

Bệnh loãng xương gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính là tuổi tác cao và sau mãn kinh.

Loãng xương rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng thể hiện ngay ra bên ngoài:

  • Thường xuyên đau nhức xương. Kèm với đó là cột sống lưng cũng bị đau kèm theo các cơn đau cứng cơ, giật cơ.
  • Chiều cao bị giảm do cột sống bị gù vẹo
  • Thường xuyên mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp.
  • Hay bị chuột rút, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi.

Phương pháp điều trị

  • Bài thuốc Hữu quy hoàn trị loãng xương

Đây là bài thuốc trị loãng xương thể thận dương hư. Triệu chứng của tình trạng này là đau vùng lưng dưới, chân tay lạnh, hạn chế vận động. Rêu lưỡi trắng, mạch trầm. Ăn ngủ kém, đại diện phân lỏng, tiểu đêm nhiều lần.

Chuẩn bị:

  • Thục địa: 320g
  • Hoài sơn, Sơn thù: mỗi loại 160g
  • Đỗ trọng, Đương quy, Kỷ tử, Thỉ ty tử: mỗi loại 120g
  • Phụ tử chế, Nhục quế, Lộc giác giao: mỗi loại 40g

Cách thực hiện: Tán thành bột mịn tất cả các nguyên liệu. Luyện thành viên hoàn. Uống 12 – 16g/lần, 2 lần/ngày với nước ấm.

 

  • Bài thuốc trị loãng xương thể Tỳ thận dương hư

Chuẩn bị:

  • Ngưu tất, Ngũ gia bì, Nam tục đoạn: mỗi loại 16g
  • Cẩu tích, Tang ký sinh, Tần giao, Cam thảo: mỗi loại 12g
  • Đỗ trọng, Kiện, Dâm dương hoắc, Đại táo: mỗi loại 10g
  • Quế: 6g

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với nước, chia làm 3 phần uống trong ngày.

  • Lục vị địa hoàng trị loãng xương

Bài thuốc dành cho trường hợp bệnh thể thận âm hư. Triệu chứng phổ biến là: Đau lưng mỏi gối, chân tay yếu, đau xương khớp khi vận động nhiều. Chóng mặt, ù tai, táo bón. Miệng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít.

Chuẩn bị:

  • Thục địa: 320g
  • Sơn thù, Hoài sơn: mỗi loại 160g
  • Bạch linh, Trạch tả, Đan bì: mỗi loại 120g

Cách thực hiện: Tán thành bột mịn tất cả các nguyên liệu. Luyện thành viên hoàn. Uống 8 – 12g/lần, 2 lần/ngày với nước ấm.

  • Tứ quân tử thang gia vị

Bài thuốc này giúp chữa loãng xương do tỳ vị hư nhược. Người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng như: Đau mỏi tứ chi, ngại vận động, chóng mặt, chướng bụng, đại tiện phân nát. Lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi trắng, mạch yếu.

Chuẩn bị:

  • Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Bạch linh: mỗi loại 12g
  • Hoàng kỳ, Chích cam thảo, Đương quy: 10g

Cách thực hiện: Sắc với nước, chia 2 lần, uống trong ngày, sau ăn 30 phút.

 

  • Bài thuốc trị loãng xương do thể Can thận âm hư

Chuẩn bị:

  • Thục địa: 30g
  • Kỷ tử, Tang ký sinh, Hoài sơn: mỗi loại 15g
  • Phục linh, Sơn thù, Cốt toái bổ: mỗi loại 9g
  • Trích thảo: 6g

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu, chắt lấy nước chia thành 3 phần uống trong ngày.

  • Độc hoạt tang ký sinh thang

Đây là bài thuốc trị thể can thận âm hư, phong thấp xâm nhập. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, gan thận âm suy giảm sẽ khiến sức đề kháng suy yếu. Đây là cơ hội cho gió ẩm xâm nhập vào cơ thể, tụ lại tại gân cốt, dẫn tới khí huyết ngưng trệ. Từ đó gây ra những cơn đau nhức xương khớp, làm gia tăng tình trạng loãng xương.

Chuẩn bị:

  • Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất, Phòng phong, Đương quy, Đẳng sâm, Thục địa, Xuyên khung: 15g
  • Bạch linh: 12g
  • Bạch thược, Quế chi: mỗi loại 10g
  • Độc hoạt, Tần giao, Tế tân: mỗi loại 8g
  • Cam thảo: 6g

Cách thực hiện: Sắc với nước, chia 2 lần, uống trong ngày, sau ăn 30 phút.

 

  • Điều trị loãng xương do thể khí huyết ứ trệ.

Khí huyết trong cơ thể không lưu thông được như bình thường sẽ tụ lại các khớp gây đau nhức. Bài thuốc này có thể giải quyết tình trạng này.

Chuẩn bị:

  • Tô mộc: 20g
  • Hoàng kỳ: 16g
  • Xuyên khung, Huyết đằng. Tục đoạn, Phòng sâm, Bạch truật, Xa tiền, Hương phụ tử chế, Cam thảo: mỗi loại 12g
  • Hồng hoa, Ngải diệp, Uất kim, Trần bì: mỗi loại 10g

Cách thực hiện: Sắc với nước, chắt làm 3 phần uống trong ngày.

  • Bài thuốc trị loãng xương do thể âm dương câu hư

Triệu chứng của thể âm dương câu hư là: Đau lưng và thắt lưng, cơ thể mệt mỏi. Tiểu đêm, suy giảm khả năng tình dục. Phân lỏng, ăn ít. Lưỡi bệu, đỏ, rêu lưỡi nhạt.

Chuẩn bị:

  • Thục địa, Sinh địa: mỗi loại 15g
  • Ngưu tất, Cốt toái bổ: mỗi loại 12g
  • Quy đầu, Bạch thược, Tri mẫu, Hoàng bá, Đỗ trọng, Phục linh: mỗi loại 9g
  • Hồi tiểu, Trần bì, Nhân sâm, Trích thảo: mỗi loại 6g

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu với nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.

  1. THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

Một số vị thuốc nam điều trị loãng xương thường xuất hiện trong các bài thuốc đông y.

1.1. Cốt toái bổ trị loãng xương

Loại thảo dược này còn có tên gọi khác là Hầu khương, Hồ tôn Khương, Tắc kè đá… Cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn, giúp bổ can thận, mạnh gân cốt, khu phong, trừ thấp. Loại thảo dược này giúp kích thích khả năng hấp thu canxi của xương, làm liền xương nhanh.

1.2. Tục đoạn

Tục đoạn là cây thân thảo, lá có mép răng cưa. Loại cây này xuất hiện nhiều ở vùng núi Sơn La, Hà Giang, Lào Cai. Theo y học cổ truyền, Tục đoạn có vị đắng, cay, tác động vào kinh can thận, giúp lưu thông khí huyết, di phong thấp, giảm đau nhức xương khớp… Tục đoạn cũng có khả năng kích thích quá trình tạo xương, phòng chống loãng xương ở người lớn tuổi.

1.3. Chùm ngây

Không chỉ đông y mà y học hiện đại cũng chứng minh loại cây này tốt cho người loãng xương. Chùm ngây chứa hàm lượng canxi, magie cao tốt cho sụn khớp, xương khớp.

1.4. Cây cẩu tích

Cây cẩu tích còn được gọi là cây Kim mao, Ráng cát tu… Loại cây này xuất hiện trong các bài thuốc đông y giúp giảm đau xương khớp, tăng mật độ xương, làm nhanh liền xương trong trường hợp gãy xương.

Bệnh Gout

Bệnh Gout là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp.

Bệnh Gout là bệnh cơ xương khớp
Bệnh Gout

Nguyên nhân và dấu hiệu

Nguyên nhân gây bệnh là do acid uric máu cao, khi nồng độ acid uric máu vượt quá giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương. Thường có yếu tố gia đình, do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin và kèm theo uống quá nhiều rượu. Thường gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và số ít là nữ ở tuổi sau mãn kinh.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm
  • Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào
  • Khớp chuyển sang màu sưng đỏ
  • Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.

Phương pháp điều trị

  • Thể phong thấp nhiệt (xuất hiện cơn gout cấp)

Triệu chứng: Xuất hiện các cơn đau tại các ngón chân cái, đốt bàn chân sưng nóng, đỏ tấy, cực kì nhạy cảm, chỉ cần đụng nhẹ vào thôi cũng đau đớn rất khó chịu.

Ngoài ra, có thể xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như: Sốt, đau đầu, miệng khô, khát nước, mệt mỏi, chán ăn…

Bài thuốc:

Bài 1 – “Tam diệu thang” gia giảm gồm: Đương quy 20g, tri mẫu 10g, thanh đại 8g, ngưu tất 15g, hoàng bá 15g, tỳ giải 12g, thương truật 15g, mộc qua 12g, kê huyết đằng 30g, xích thược 15g, ý dĩ nhân 30g, hoạt thạch 15g, xuyên khung 15g, hồng hoa 5g, đan sâm 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần, trước khi ăn 30 phút.

Bài 2 – Tứ diệu tán gia vị: Bạch giới tử 5g, thương nhĩ tử 6g, dương giác (đốt thành tro) 12g, uy linh tiên 20g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g, uống với nước sắc gừng. Ngày uống 1-2 lần.

Bài 3 – Nghiệm phương: Đan sâm 16g, phòng phong 12g, hoàng kỳ 12g, nhũ hương 6g, thổ phục 12g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, một dược 6g, đương quy 16g, xích thược 12g, hy thiêm thảo 12g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 3 lần, trước khi ăn 30 phút.

  • Thể đàm thấp ứ trệ (gout mạn tính)

Triệu chứng: Khớp sưng to, co duỗi khó, xuất hiện hạt tophi tại các vị trí khớp đau, dưới da và vành tai khi sờ vào thấy mềm, không đau, hay gặp ở người béo, lưỡi bệu, có nốt răng (rìa lưỡi có vết răng).

Bài thuốc:

Bài 1 – Nhiệm phương: Tế tân 5g, ô đầu chế 5g, xích thược 15g, thương truật 15g, thổ phục linh 16g, tỳ giải 12g, quế chi 5g, đương quy 15g, uy linh tiên 10g, ý dĩ nhân 15g, mộc thông 15g, sa tiền tử 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần, trước khi ăn 30 phút.

Bài 2 – Tam tý thang gia giảm: Độc hoạt 8g, phòng phong 8g, tần giao 8g, tế tân 4g, ngưu tất 8g, đỗ trọng 8g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, thục địa 12g, đảng sâm 12g, thổ phục linh 8g, cam thảo 6g, quế chi 4g, hoàng kỳ 12g, tục đoạn 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trước khi ăn 30 phút.

Bài 3 – Quyên tý thang gia giảm: Độc hoạt 9g, phòng phong 8g, xích thược 12g, xương truật 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 8g, xuyên khung 15g, ngưu tất 15g, chích cam thảo 6g, can khương 5 lát, đại táo 12g, đỗ trọng 15g, tục đoạn 15g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trước khi ăn 30 phút.

Bệnh lý đau cơ xương khớp ở dân văn phòng

Rất nhiều người cho rằng thoái hóa xương khớp là bệnh của tuổi trung niên trở lên. Thực tế tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Lứa tuổi con người bắt đầu tiến trình thoái hóa là khoảng 25-27.

Bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng
Bệnh lý đau cơ xương khớp ở dân văn phòng

Nguyên nhân và dấu hiệu

Phải ngồi làm việc liên tục trên dưới 8 tiếng 1 ngày. Môi trường làm việc chủ yếu trong phòng máy lạnh không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, cách sắp đặt nơi làm việc chưa phù hợp với thể trạng cơ thể (màn hình máy tính quá cao hoặc quá thấp), lười vận động là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thoái hoá cơ xương khớp ở giới văn phòng.

Biểu hiện rõ rệt nhất là triệu chứng đau lưng, nhức mỏi xương khớp, đau cổ, đau đầu hoặc cảm giác căng sau gáy.

Phương pháp điều trị

  • Sau khi ngồi làm việc khoảng 45’ hãy đứng lên, đi lại và vận động nhẹ nhàng. Không chỉ giúp hệ cơ xương khớp được giảm tải mà còn giúp cho não bộ thư giãn, tăng hiệu suất công việc.
  • Uống đủ nước ngay cả khi không khát, trung bình 2 lít/ngày. Nước là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Giữ chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh lạm dụng rượu bia.
  • Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Giữ tinh thần được vui vẻ, thoải mái là phương pháp tốt nhất để phòng tránh thoái hoá sớm.

Bệnh vẹo cột sống

Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. làm ảnh hưởng đến diện mạo, dáng đi của bạn và gây ra một số bệnh về cột sống.

Vẹo cột sống
Bệnh vẹo cột sống

Nguyên nhân và dấu hiệu

Cong vẹo cột sống có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp là do bẩm sinh, tập ngồi tập đi quá sớm; tư thế học tập, làm việc không đúng; chiều dài chân không đều và các bệnh lý về tùy sống, thần kinh cơ, bệnh xương khớp, còi xương, suy dinh dưỡng, loãng xương…

Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có các dấu hiệu:

  • Gai đốt sống không thẳng hàng;
  • Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao;
  • Phần xương bả vai nhô ra bất thường;
  • Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau;
  • Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp rộng không giống nhau;
  • Xương sườn lồi lên, thân lưng mất cân đối.

Phương pháp điều trị

Chữa vẹo cột sống bằng đông y là một trong những liệu pháp vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị cong vẹo cột sống. Chúng không chỉ giúp kéo giãn các cơ co rút mà còn có tác động mạnh giúp làm mạnh cơ, tập thở và tư thế đúng trong quá trình sinh hoạt cũng như học tập để bệnh không có khả năng tiến triển nhanh và mạnh mẽ.

Tuy nhiên khi xác định chữa cong vẹo cột sống bằng đông y thì người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tích cực thay đổi điều kiện ăn uống, sinh hoạt để có thể giảm tải lên cột sống, làm cột sống vững mạnh cũng như nắn chỉnh cột sống phù hợp.

 

Chữa cong vẹo cột sống bằng đông Y

– Chữa vẹo cột sống bằng đông y bằng xoa bóp bấm huyệt: đây là phương pháp sử dụng thủ thuật xoa, miết, vỗ, bật, rung, bấm lên vùng cột sống bị vẹo để giúp làm mềm cơ, mềm dây chằng vùng cột sống, cùng với đó là tăng sức mạnh cơ cũng như tạo đà thuận lợi để cột sống trở về trạng thái bình thường.

– Châm cứu: bên cạnh xoa bóp bấm huyệt thì châm cứu ở các huyệt: thận du, huyệt mệnh môn, quan nguyên, khí hải, huyệt tuyệt cốt, dương lăng tuyền, đại trữ,… cũng là cách chữa vẹo cột sống từ đông y hiệu quả. Chúng có tác dụng làm tăng cường chuyển hoá, dinh dưỡng cũng như góp phần quan trọng trong việc lưu thông khí huyết, cân giải cơ. Liệu trình tốt nhất là 25 – 30 phút / lần và thực hiện mỗi ngày 1 lần.

– Chườm ngải – cứu ngải – xông thuốc ở nơi bị cong vẹo cột sống: phương pháp này có tác dụng làm tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng, lưu thông khí huyết và thư cân giải cơ.

– Kéo dãn cột sống: bạn có thể thực hiện kéo dãn các cơ gấp khớp háng khi bị co rút; kéo cột sống bằng trọng lực của bệnh nhân ở trên bàn dốc; hay là kéo cột sống bằng tạ và máy kéo. Với phương pháp này bạn nên thực hiện 1 – 2 lần trong ngày và mỗi lần nên kéo dài trong khoảng 20 phút. Cũng nên lưu ý là trọng lượng kéo không được quá ⅔ trọng lượng của cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *