CÂY BỒ CU VẼ

Tên Khoa học: Breynia fruticosa (L.) Hook.f.

Tên tiếng Việt: Bồ cu vẽ; Sâu vẽ; dé bụi; đỏ đọt;vò vẽ; cu vẽ.

Tên khác: Andrachne fruticosa L.; Melanthesopsis fruticosa (L.) Muell.-Arg.;

Cây nhỏ, cao 1 – 2m, có thể đến 3 – 6m; cành non màu lục nhạt, không lông. Lá hình trứng hay hình mác dạng trứng, dài 2,5 – 4cm, rộng 2 – 3cm, dày, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, thường có vết sâu bò thành đường ngoằn ngoèo; cuống lá dài 2 – 4 mm.

Hoa nhỏ, đơn tính, đực cái cùng gốc, không có bao hoa, mọc riêng lẻ hay xếp 3 – 4 cái thành xim co ở nách lá; đài hoa xẻ ở đỉnh thành 6 thùy; đài hoa của hoa đực hình con quay hay hình bán cầu; nhị 3, chỉ nhị dính; hoa cái có đài hoa trải ra cùng lớn với quả, màu nâu, bầu 3 ô, mỗi ô 2  noãn. Quả nang chất thịt, gần hình cầu, đường kính cỡ 6mm, nằm trên đài, màu hồng sẫm.

Loài của  Việt Nam, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin. Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình vào tới Khánh Hòa.

Cây ưa sáng, thường gặp trên các trảng, đồi trọc, vùng đồng bằng và vùng núi.

Mùa hoa tháng 4 – 9. Mùa quả tháng 6 – 11.

Dân gian dùng lá làm thuốc trị ghẻ và chữa rắn cắn, cũng dùng nấu nước rửa vết thương và mụn nhọt hoặc dùng tươi giã nát xoa nổi mẩn và viêm da.

Ở Trung Quốc, rễ cây và cành lá được sử dụng làm thuốc. Rễ dùng trị đau dạ dày ruột cấp tính, sưng amygdal, viêm khí quản, sỏi niệu đạo, sản hậu tử cung co lại buốt đau, viêm khớp do phong thấp và đầu mặt nóng đỏ. Còn cành lá được dùng trị vết bỏng cháy, mẩn ngứa, viêm da dị ứng, ngứa ngáy ngoài da, viêm âm đạo, đau bụng thổ tả,  mụn nhọt và đòn ngã sưng đau.

Cành lá chứa tanin có thể sử dụng làm thuốc nhuộm.

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức

Đông Dược Công Đức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *